Bệnh tiểu đường biến chứng phổi: nguyên nhân & cách phòng

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng, trong đó có biến chứng phổi. Biến chứng phổi có thể từ mức độ nhẹ đến nặng và nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh đái tháo đường. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách phòng tránh biến chứng mà bạn có thể tham khảo.

Nguyên nhân dẫn tới biến chứng phổi ở bệnh nhân tiểu đường

Đái tháo đường gây biến chứng phổi do 2 nguyên nhân: Tổn thương mạch máu nhỏ nuôi dưỡng phổi và suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể.

1. Do tổn thương mạch máu nhỏ nuôi dưỡng phổi

Bệnh đái tháo đường gây ra các biến chứng mãn tính như biến chứng mạch máu lớn (tim, não, mạch máu ngoại vi) và biến chứng mạch máu nhỏ. Biến chứng mạch máu nhỏ, như biến chứng võng mạc, biến chứng thận, bệnh thần kinh, phổi,…

Bệnh ở phổi cũng chịu ảnh hưởng do bệnh đái tháo đường gây ra
Bệnh ở phổi cũng chịu ảnh hưởng do bệnh đái tháo đường gây ra

Khi bị đái tháo đường, lượng đường trong máu sẽ cao, thời gian kéo dài làm tổn thương đến các mạch máu. Các mạch máu nếu không hoạt động bình thường, máu sẽ không đến các cơ quan của cơ thể, thiếu máu nuôi dưỡng phổi sẽ dẫn đến chức năng phổi bị suy giảm. Theo các nghiên cứu, người mắc đái tháo đường sẽ giảm trọng lượng phổi 3-10% so với người bình thường.

2. Suy giảm hệ thống miễn dịch

Đái tháo đường sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch, do lượng đường trong máu cao tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và những mạch máu ở phổi bị tổn thương dễ gây rối loạn trao đổi oxy ở mô, khiến cho sức kháng khuẩn bị suy giảm. Ngoài ra người mắc đái tháo đường dễ gặp các vấn đề nhiễm khuẩn, hôn mê, sức khỏe giảm sút,… đều là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn dễ tấn công cơ thể, đặc biệt là phổi. Khi vi khuẩn hoặc nấm, virus xâm nhập cơ thể, có thể được đào thải hoặc bị tiêu diệt nhờ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhưng khi hệ miễn dịch bị suy giảm, những yếu tố gây bệnh dễ dàng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vi khuẩn từ những vết loét trên da có thể xâm nhập vào máu và đến phổi, gây viêm phổi, lao phổi
Vi khuẩn từ những vết loét trên da có thể xâm nhập vào máu và đến phổi, gây viêm phổi, lao phổi

Hai nguyên nhân đều xuất hiện đồng thời, do đó cần theo dõi cơ thể thường xuyên và có kiến thức hiểu biết về biến chứng về phổi sẽ giúp ích cho người mắc đái tháo đường.

Các biến chứng phổi ở người tiểu đường

Theo các nghiên cứu về biến chứng của bệnh đái tháo đường, tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng 8% khả năng bị hen suyễn, 22% nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), khả năng xơ phổi cao hơn 54%,… so với người không mắc bệnh. Ba biến chứng nguy hiểm và hay gặp ở nước ta như viêm phổi, lao phổi và tắc nghẽn phổi mãn tính có những biểu hiện sau:

1. Viêm phổi

Tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn, virus, nấm,.. do sức đề kháng của người mắc đái tháo đường bị suy giảm. Cũng có thể do nguyên nhân: Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi, các vi khuẩn trào ngược từ dạ dày theo ống tiêu hóa lên phổi và gây viêm phổi. Hay vi khuẩn xâm nhập qua vết loét ở da, theo đường máu đến phổi.

Biểu hiện:

  • Sốt cao trên 39 độ
  • Ho có đờm màu vàng, màu đục
  • Khó thở, đau ngực, tức ngực

Bệnh viêm phổi ở bệnh nhân đái tháo đường thường nặng do tổn thương ở các tế bào phổi, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: áp xe phổi, nhiễm trùng huyết.

Bệnh viêm phổi ở bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện theo ho có đờm và sốt, khó thở
Bệnh viêm phổi ở bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện theo ho có đờm và sốt, khó thở

2. Bệnh lao phổi

Lao phổi chủ yếu do nguyên nhân vi khuẩn lao gây ra. Người mắc đái tháo đường do cơ thể suy yếu và chế độ ăn kiêng nghèo chất dinh dưỡng, khi tiếp xúc với vi khuẩn lao sẽ gây ra bệnh lao phổi.

Biểu hiện của lao phổi ở bệnh nhân đái tháo đường:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
  • Da xanh, ra mồ hôi đêm
  • Sút cân nhanh, gầy
  • Sốt nhẹ về chiều
  • Ho khan có thể có đàm hoặc máu kéo dài dai dẳng
  • Khó thở, đau ngực, tức ngực

Lao phổi có tỷ lệ mắc bệnh ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 2-4 lần bình thường. Bệnh thường tiến triển nhanh và nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ suy kiệt cơ thể và dẫn đến tử vong.

3. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khoảng 90 % các trường hợp. Ngoài ra còn có ô nhiễm môi trường, yếu tố di truyền, đã mắc các bệnh như hen phế quản, viêm phế quản mạn,… Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nguy cơ mắc phổi tắc nghẽn mãn tính do chức năng phổi bị suy giảm, giảm khả năng hô hấp và trọng lượng phổi bị giảm dẫn đến ứ đọng chất dịch trong phổi, gây tắc nghẽn mãn tính.

Bệnh lao phổi do nguyên nhân vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể
Bệnh lao phổi do nguyên nhân vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể

Biểu hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay gặp như:

  • Ho, ho có đờm mãn tính.
  • Khó thở, tức ngực, đau ngực.
  • Thở gấp hay thở khò khè.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay COPD là bệnh tiến triển nhiều năm, với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Các bệnh liên quan đến phổi ở bệnh nhân đái tháo đường đều rất nguy hiểm và rất dễ gặp. Các bệnh này vừa đem đến suy giảm sức khỏe, vừa gây khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, cần nhận biết những triệu chứng của biến chứng phổi ở người mắc tiểu đường để có thể làm giảm và chậm bệnh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Các triệu chứng báo trước biến chứng phổi ở người tiểu đường

Một số biểu hiện của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính

Một số triệu chứng báo trước biến chứng phổi ở người tiểu đường hay gặp được bác sĩ khuyên nên tham khảo bao gồm:

  • Sốt, ớn lạnh: Sốt là biểu hiện cơ thể đang bị nhiễm khuẩn, hay cơ thể đang bị viêm nhiễm. Bệnh đái tháo đường không gây sốt, cho nên khi bị sốt, do đó nghi ngờ nhiều đến những bệnh khác trong đó có viêm phổi, lao phổi.
  • Ho ra đờm, máu: Là dấu hiệu điển hình của các bệnh liên quan đến phổi và đã trở nặng, cần đến cơ sở y tế để điều trị. Ho có đờm hay gặp ở cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính,… Khi người bệnh ho ra máu thì có nhiều nghi ngờ đến bệnh lao phổi.
  • Người bệnh đái tháo đường cảm thấy mệt mỏi và chán ăn kéo dài, cơ thể suy yếu và sụt cân.
  • Thở khò khè, ra nhiều mồ hôi: Thở khò khè do phổi đang bị tắc nghẽn, nhiều dịch hay suy giảm chức năng phổi,…
  • Đau ngực, tức ngực, khó thở đều là biểu hiện của những bệnh liên quan đến phổi. Đau ngực thường lan đến bụng và sau lưng.

Với những triệu chứng trên, người bệnh đái tháo đường nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng của bản thân. Do bệnh đái tháo đường dễ gây biến chứng nên cần theo dõi chặt chẽ tình trạng cơ thể, đặc biệt tại các cơ quan quan trọng như phổi, tim mạch, thận, não. Dù có một triệu chứng bất thường cũng nên lưu ý.

Cách phòng ngừa biến chứng phổi của bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường đều có thể phòng ngừa được, trong đó có những biến chứng của phổi. Một số cách phòng ngừa được chuyên gia y tế khuyên thực hiện sau đây:

1. Hạn chế các yếu tố tấn công phổi

Phổi được khỏe mạnh thì sẽ giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh và phòng ngừa nhiễm khuẩn cao hơn.

  • Hạn chế tiếp sử dụng thuốc lá. Thuốc là nguyên nhân cao gây bệnh cho phổi, vì thuốc lá có chứa hơn 41.000 loại chất độc hại cho cơ thể, gây tổn thương phổi, bệnh viêm phổi, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, hen suyễn, tăng nguy cơ mắc bệnh lao và ung thư phổi.
  • Tránh xa các nguồn lây bệnh phổi như: Vi khuẩn lao, tụ cầu, liên cầu, virus cúm, coronavirus, nấm,… Biện pháp là tránh tiếp xúc với người hoặc động vật có mang mầm bệnh, sử dụng khẩu trang và rửa tay khi tiếp xúc với người bệnh. Người mắc đái tháo đường có thể tiêm phòng vacxin cúm để phòng tránh các bệnh cúm. Tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể cũng là biện pháp hữu hiệu.
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi như: Khói bụi ô nhiễm từ nhà máy, xe cộ, bụi gia đình, phấn hoa, khói thuốc lá,… bằng cách vệ sinh nhà ở sạch sẽ, nhà có cửa sổ kín, sử dụng máy lọc không khí, điều hòa cân bằng độ ẩm. Nếu có điều kiện bạn có thể chuyển đến một số nơi có không khí trong lành, ít ô nhiễm.
  • Tiêm phòng lao phổi, hiện nay đã có vacxin phòng lao, người mắc đái tháo đường khỏe mạnh nên được tiêm phòng.
Thuốc lá thông thường và thuốc lá điện tử đều có thể gây hại cho phổi của người mắc bệnh đái tháo đường
Thuốc lá thông thường và thuốc lá điện tử đều có thể gây hại cho phổi của người mắc bệnh đái tháo đường

2. Kiểm soát đường huyết

Đường huyết là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của bệnh nhân tiểu đường. Kiểm soát tốt đường huyết sẽ góp phần phòng tránh biến chứng tốt nhất.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Thực phẩm nên ăn:

  • Rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin C tốt cho sức đề kháng của cơ thể như: Táo, cam, quýt, thanh long,…
  • Thịt cá thay cho thịt lợn và thịt bò do có chứa nhiều omega 3, ít protein tránh biến chứng mỡ máu cao.
  • Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin B tốt cho thần kinh và tăng khả năng thoái hóa Glucose trong máu. Một số thực phẩm như: Gạo lứt, đỗ, đậu,…

Thực phẩm nên tránh

  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: Gạo trắng, bánh mì, miến dong, khoai,…
  • Đường và thức ăn chứa nhiều đường: Kẹo, bánh ngọt, đường kính, nước ngọt,…
  • Hạn chế ăn hoa quả ngọt như: Nhãn, vải, mít,…
  • Thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Đồ ăn quá mặn, nhiều gia vị.

Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Thể dục giúp giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường sức khỏe và giúp máu lưu thông được dễ dàng hơn. Hàng ngày chỉ cần tập luyện 30 đến 40 phút, với bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục, yoga, khiêu vũ,… là bạn đã có cơ thể khỏe mạnh.

Đái tháo đường là bệnh mãn tính, và chỉ số đường huyết của bạn đã được bác sĩ dựa vào tình trạng cơ thể để đánh giá, đưa ra những liều điều trị thích hợp. Vì vậy, cần tuân thủ thuốc đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý giảm hoặc tăng liều. Nếu tăng hoặc giảm liều sẽ có nhiều nguy cơ gây hạ đường huyết quá mức hoặc không đáp ứng được điều trị, gây ngất và hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết. Hiện nay có nhiều sản phẩm khác nhau, từ những sản phẩm có nguồn gốc từ thành phần hóa học, dược liệu thiên nhiên. Với ưu điểm là ít hoặc không có tác dụng phụ, an toàn cho người dùng, không gây tương tác có hại với thuốc điều trị, sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đang được nhiều bệnh nhân đái tháo đường tin dùng. Một trong những sản phẩm đó có thể kể đến Glu Metaherb, được sản xuất từ dây thìa canh, cam thảo đất, tỏi đen, hoài sơn,… có tác dụng tốt ổn định đường huyết, thích hợp cho cả người mắc đái tháo đường tuyp I và tuyp II.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi sưu tầm và tìm hiểu được về biến chứng phổi ở bệnh nhân đái tháo đường. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn và thắc mắc có thể liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp cụ thể hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.