“TRIẾT LÝ ĐA ĐÍCH” – XU THẾ TẤT YẾU CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI

Cùng với sự gia tăng chóng mặt của các bệnh lý mạn tính thì hiện xu hướng ứng dụng các thảo dược tự nhiên vào chữa trị bệnh đang ngày càng được ưa chuộng bởi sự lành tính, tương thích sinh học với người dùng và ít tác dụng hơn so với thuốc tân dược. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm Đông y thường cho tác dụng chậm và không mạnh như thuốc Tây. Vấn đề đặt ra là làm sao để y học cổ truyền có thể phát huy tối đa công dụng mà vẫn thân thiện với người dùng?

Triết lý “Đa đích” trong y học truyền thống

Y học cổ truyền gắn liền với kinh nghiệm phòng chữa bệnh lâu đời, nguồn dược liệu phong phú. Trong đó, “Triết lý đa đích” của y học Phương Đông luôn quan tâm tác động tới sức khỏe một cách tối ưu, toàn diện. Bởi, một căn bệnh thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trị một chứng bệnh thường phải trị từ gốc rễ để vừa trị bệnh, vừa dưỡng bệnh, lại vẫn phòng trừ được các nguyên nhân gây bệnh.

Theo đó, để chữa bệnh, ông cha ta luôn vận dụng triết học cổ phương vào chẩn trị là “Quân”, “Thần”, “Tá”, “Sứ”. Dù kết hợp bởi nhiều hay ít dược liệu thì bài thuốc vẫn phải có đủ vị thuốc chính, giải trừ nguyên nhân gây bệnh (Quân), vị thuốc hỗ trợ vị quân (Thần), vị thuốc có tác dụng hỗ trợ trị liệu hoặc giải trừ độc tố và tác dụng phụ của các vị thuốc chính (Tá), vị thuốc dẫn thuốc đến ổ bệnh và điều hòa các vị thuốc (Sứ).

Mặc dù có ý nghĩa tích cực như vậy, song hiện nay các bài thuốc Đông y đang dần đánh mất niềm tin của người dùng bởi:

  • Thuốc Đông y hiện nay hiếm và “kém chất” hơn thuốc Đông y trước đây: Cùng là một vị thuốc nhưng chất lượng nguồn dược liệu lại khác nhau. Nếu như trước đây, ông cha ta có thể tìm kiếm được những củ tam thất lâu năm, giàu hoạt chất thì nay chúng ta rất khó để khai thác được những vị thảo dược có tuổi đời và công dụng tương tự như vậy.
  • Công nghệ làm khó nhận biết hoạt chất: Sự phát triển của công nghệ tạo nên một trở ngại lớn trong việc nhận biết được hàm lượng hoạt chất trong thảo dược. Thực tế, hầu hết các cây dược liệu nguyên chất của Việt Nam khi tới mùa vụ thu hái đều được Trung Quốc thu mua, chiết xuất hết các dược chất. Sau đó, phần xác thảo dược lại được họ xuất ngược lại về Việt Nam. Vì vậy, việc sử dụng lại những loại “dược liệu” đã mất hết dược chất càng khiến công cuộc chữa bệnh gặp nhiều khó khăn.
  • Nhiều thầy thuốc Đông y bỏ nghề: Đứng trước thực trạng, các bài thuốc có dược tính cực thấp vì độ tuổi của cây, cùng những “nhập nhằng” giá trị khó phân biệt do công nghệ hiện đại mang lại, rất nhiều thầy thuốc Đông y có tâm đã bỏ nghề. Hoặc một số khác lại chọn giải pháp trộn thuốc Đông y với thuốc Tây.

Ứng dụng công nghệ hồi sinh giá trị bài thuốc cổ truyền

Chứng kiến sự “xuống dốc” ngày càng trầm trọng của Đông y cùng với sự mai một các giá trị quý của cây thuốc Việt, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cùng nhóm giảng viên thuộc Đại học Bách Khoa đã bắt tay vào nghiên cứu suốt 10 năm để ứng dụng công nghệ vào quá trình bào chế thảo dược Việt.

Bằng tâm huyết và niềm tin, tới nay đội ngũ nghiên cứu đã ứng dụng thành công 3 công nghệ hiện đại bậc nhất (Công nghệ nano, Công nghệ tách chiết chọn lọc hoạt chất và Công nghệ Lên men tự nhiên) và cho ra đời dòng sản phẩm Metaherb. Theo đó, phương pháp này đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm của Đông y cổ truyền, giúp tiến trình cải thiện bệnh đạt hiệu quả cao:

  • Công nghệ tách chiết chọn lọc hoạt chất: Loại bỏ tạp chất gây bất lợi cho sức khỏe có trong thảo dược và giữ lại các hoạt chất cho dược tính mạnh.
  • Công nghệ lên men tự nhiên: Các hoạt chất ít tác dụng qua quá trình lên men sinh học sẽ được làm giàu lên và cho tác dụng mạnh hơn.
  • Công nghệ Nano: Tạo ra các phân tử hoạt chất ở kích thước siêu nhỏ và dễ hòa tan, làm tăng nồng độ hoạt chất, tăng khả năng hấp thu của cơ thể.

Với sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba công nghệ hiện đại trên trong dòng sản phẩm Metaherb, “Triết lý đa đích” của y học cổ truyền đã thực sự được sống dậy và nâng tầm. Dòng sản phẩm Metaherb hiện được đánh giá là bước đi đột phá của công nghệ giúp các thảo dược tự nhiên phát huy tối đa công dụng, rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời hạn chế các nhược điểm vốn có trong bài thuốc cổ truyền.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.