Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao? 6 cách giảm mỡ máu hiệu quả dễ làm tại nhà
Bên cạnh sự phát triển của xã hội và chất lượng cuộc sống, tình trạng mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa như mỡ máu cao xuất hiện ngày một nhiều. Mỡ máu cao là bệnh có sự tiến triển rất âm thầm, nhiều khi chỉ phát hiện khi xuất hiện các biến chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,… Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về: Mỡ máu bao nhiêu là cao? Và 6 cách hạ mỡ máu nhanh tại nhà.
1. Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao?
Có 4 chỉ số mỡ máu trong cơ thể là cholesterol máu toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglycerid. Mỗi một loại chỉ số lại có một vai trò quan trọng riêng đối với cơ thể, sau đây là bảng phân loại các chỉ số mỡ máu:
Loại chỉ số | Giá trị bình thường | Giá trị có hại |
Cholesterol toàn phần | < 200 mg/dl hoặc < 5,2 mmol/l | > 240 mg/dl hoặc > 6,2 mmol/l |
LDL-cholesterol | < 130 mg/dl hoặc < 3,3 mmol/l | > 160mg/dl hoặc > 4,1 mmol/l |
HDL-cholesterol | > 50 mg/dl hoặc > 1,3 mmol/l | < 40 mg/dl hoặc < 1 mmol/l |
Triglycerid | < 160 mg/dl hoặc < 2,2 mmol/l | > 200 mg/dl hoặc > 2,3 mmol/l |
Bệnh mỡ máu cao có thể được chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc xem có những chỉ số máu nào bất thường. Có thể chỉ gồm một chỉ số bất thường như cholesterol máu toàn phần, triglycerid, LDL-cholesterol hay HDL-cholesterol hoặc cũng có thể cả 4 chỉ số trên đều bất thường.
2 Chỉ số mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Bệnh mỡ máu cao là một loại bệnh phổ biến, thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng không điển hình, người ta thường chỉ phát hiện ra bệnh khi tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bệnh mỡ máu kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như xơ vữa mạch máu, tai biến, tăng huyết áp,…
2.1. Biến chứng xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng các hạt mỡ máu trong lòng mạch bám vào thành mạch máu, tích tụ và lớn dần hình thành nên các mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa này làm cho mạch máu ngày càng trở nên bị xơ cứng và thu hẹp lại, cản trở sự lưu thông của dòng máu.

Tình trạng xơ vữa động mạch sẽ trở nên rất nguy hiểm khi các mảng xơ vữa này hình thành bên trong động mạch vành và động mạch cảnh, gây nên các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hay tắc nghẽn mạch máu não,… cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng.
2.2. Biến chứng nhồi máu cơ tim
Khi các mảng xơ vữa tích tụ bên trong lòng động mạch vành, làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng tim và gây nên biến chứng nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim thường diễn ra đột ngột và nhanh chóng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Triệu chứng thường gặp trong cơn nhồi máu cơ tim bao gồm:
- Đau dữ dội vùng ngực, cảm giác như bị bóp nghẹt lại.
- Việc thở trở nên khó khăn, thở ngắn, nông, thở gấp.
- Cơ thể mất sức lực, vã mồ hôi, nhợt nhạt.
- Thiếu minh mẫn.
2.3. Biến chứng tai biến mạch máu não
Có 2 dạng tai biến mạch máu não là xuất huyết não và tắc nghẽn mạch máu não. Cả 2 dạng này đều bắt nguồn từ tình trạng mỡ máu tăng cao.

- Tắc nghẽn mạch máu não: Do sự hình thành các mảng xơ vữa làm thu hẹp mạch máu, đồng thời sự di chuyển của một số mảng xơ vữa tới các mạch máu nhỏ làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu não, gây nên đột quỵ.
- Xuất huyết não: Các mảng xơ vữa bám vào thành mạch máu, theo thời gian sẽ làm cho thành mạch máu trở nên mất tính đàn hồi, xơ cứng, trong một cơ tăng huyết áp có thể bị vỡ và làm tràn máu ra các mô não cực kỳ nguy hiểm.
2.4. Biến chứng tăng huyết áp
Các mảng bám tích tụ trên thành mạch lâu ngày làm cho thành mạch bị tổn thương và trở nên xơ cứng, đồng nghĩa với độ mềm dẻo và tính linh hoạt của mạch máu cũng giảm đi nhiều.

Do mạch máu bị xơ cứng như vậy, nên muốn vận chuyển máu đi xa, tim thường phải tăng cường hoạt động lên, làm gia tăng áp lực lên thành mạch máu và gây nên bệnh lý tăng huyết áp.
2.5. Biến chứng đái tháo đường
Khả năng bài tiết insulin của tuyến tụy bị ảnh hưởng rất nhiều khi chỉ số lipid trong máu tăng cao do chức năng hoạt động của tuyến tụy bị suy giảm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số đường huyết, rất dễ gây ra bệnh lý đái tháo đường. Cả rối loạn lipid máu và đái tháo đường đều gây tổn thương mạch máu và để lại những biến chứng tim mạch nghiêm trọng.

2.6. Biến chứng gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ là 2 căn bệnh có quan hệ mật thiết với nhau. Gan là cơ quan chuyển hóa các chất béo khi chúng được hấp thu đồng thời vận chuyển chúng đi khắp cơ thể. Khi gan nhiễm mỡ, khả năng chuyển hóa và vận chuyển này bị suy giảm, do đó làm tăng nồng độ các chất béo trong máu.

Ngược lại khi máu nhiễm mỡ đồng nghĩa với việc gan phải tăng cường hoạt động để xử lý chỗ mỡ thừa này, đến một giới hạn nhất định, gan không còn đủ khả năng chuyển hóa nữa, các chất béo này sẽ bị giữ lại tại gan và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
2.7. Biến chứng viêm tụy
Khi chỉ số triglycerid tăng cao thường dẫn tới tình trạng viêm tụy, tuy nhiên đây không phải là một biến chứng phổ biến. Khi rối loạn mỡ máu xảy ra, chức năng hoạt động của tuyến tụy cũng bị ảnh hưởng đáng kể, khả năng tiết ra insulin của tuyến tụy suy giảm và nguy cơ mắc đái tháo đường là rất cao.

3. 6 cách khắc phục chỉ số mỡ máu cao
Có nhiều cách điều chỉnh các chỉ số mỡ máu khác nhau, tuy nhiên hiệu quả điều trị cao nhất sẽ đạt được khi bạn biết cách phối hợp các biện pháp này một cách hợp lý.
3.1. Thay đổi chế độ ăn
Nguyên nhân gây nên bệnh mỡ máu phần nhiều là do chế độ ăn uống không hợp lý gây ra. Do đó điều chỉnh lại chế độ ăn sẽ cải thiện bệnh lý một cách đáng kể.

- Ăn nhiều các loại rau, các loại hoa quả chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cao: Bắp cải, cải thảo, cải kale, xà lách, các loại đậu, táo, quả việt quất, ô liu,…
- Hạn chế sử dụng thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, đùi gà, thịt cừu,…
- Tăng sử dụng các loại chất béo tốt: Omega 3, mỡ cá, các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu oliu, dầu đậu nành,…
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, hút thuốc lá.
3.2. Tăng luyện tập thể thao
Luyện tập thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật. Đồng thời giúp đốt cháy lượng năng lượng dư thừa trong cơ thể, tăng cường đào thải lượng cholesterol xấu. Bạn có thể lựa chọn tham gia bất kỳ một môn thể nào mà bạn yêu thích như cầu lông, bóng rổ, bóng đá, chạy, leo núi,…

3.3. Hạn chế sử dụng rượu bia
Rượu bia là những rất tốt cho cơ thể nếu như biết cách sử dụng hợp lý, làm tăng hấp thu và cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên khi sử dụng liều lớn, chúng sẽ phá hủy cơ thể, ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của gan, gây suy gan, xơ gan, dẫn tới khả năng chuyển hóa các chất béo trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

3.4. Sử dụng thảo dược giảm mỡ máu
Trong thế giới thực vật phong phú, có nhiều loại thảo dược từ lâu đã được chứng minh là đem lại tác dụng điều trị mỡ máu cực kỳ hiệu quả.
Lá sen:

Nuciferin là hoạt chất chính trong lá sen có tác dụng làm hạ mỡ máu, chống béo phì. Cơ chế tác dụng chủ yếu của lá sen là làm giảm hấp thu các chất béo vào trong cơ thể và tăng đào thải chúng ra ngoài. Bạn có thể dùng trực tiếp nước sắc lá sen tươi hoặc khô hàng ngày, thay thế nước lọc.
Sơn tra:

Trong sơn tra có chứa các polyphenol có tác dụng điều chỉnh mỡ máu hiệu quả. Sử dụng nước sắc sơn tra có tác dụng làm giảm đáng kể chỉ số cholesterol máu toàn phần, giảm LDL-cholesterol và triglycerid, tăng HDL – cholesterol.
Tỏi đen:

Tỏi đen là sản phẩm nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, thông qua quá trình phản ứng Maillard đã tạo nên dược liệu có nhiều công dụng quan trong, trong đó có hạ mỡ máu. Tỏi đen giúp cơ thể giảm hấp thu và làm tăng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể, làm giảm LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol, giảm triglyceride và cholesterol máu toàn phần.
3.5. Sử dụng thuốc tây hạ mỡ máu cao
Có nhiều nhóm thuốc điều trị bệnh mỡ máu cao, trong đó các thuốc tân dược thường được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh bởi tác dụng điều trị hiệu quả nhanh và sự tiện dụng của chúng.
1 – Thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin: Simvastatin, Atorvastatin, Lovastatin,… Cơ chế tác dụng của các thuốc trong nhóm là ức chế enzym HMG-CoA reductase, đây là enzym xúc tác cho quá trình tổng hợp nên cholesterol. Sử dụng trong các trường hợp tăng cholesterol máu nguyên phát và dự phòng tai biến tim mạch. Các thuốc trong nhóm có thể gây đau, tiêu cơ vân, rối loạn tiêu hóa, suy thận,…

2 – Thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrat: Fenofibrat, Clofibrat, Gemfibrozil,… Tương tự như nhóm statin, các fibrat cũng có tác dụng ức chế HMG-CoA reductase, làm giảm cholesterol máu toàn phần và LDL-cholesterol đồng thời giúp tăng HDL-cholesterol, từ đó làm giảm lipid máu.Thuốc không dùng cho người suy gan, suy thận, sỏi thận, phụ nữ mang thai và trẻ dưới 10 tuổi.

3 – Thuốc hạ mỡ máu Niacin: Niacin làm giảm hấp thu và tăng thải trừ và làm giảm sản xuất VLDL, giảm vận chuyển và tổng hợp triglycerid, LDL, từ đó làm giảm cholesterol máu rõ rệt. Nên phối hợp niacin với các serin-chelat hóa acid mật để giảm liều lượng và tác dụng không mong muốn của thuốc.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn gửi tới bạn thông qua bài viết này, hy vọng bạn có thể biết cách áp dụng và phối hợp các biện pháp hiệu quả để cải thiện chỉ số mỡ máu của mình, không để xảy ra các biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng chúng ta.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!