Đái tháo đường có mấy type? Type mấy là nặng và cách phân biệt

Đái tháo đường (tiểu đường) là căn bệnh mãn tính có chỉ số đường huyết trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể đề kháng hoặc bị thiếu hụt insulin, gây ra các rối loạn chuyển hóa đường, lipid, protid trong cơ thể. Có nhiều type tiểu đường khác nhau, mỗi type lại có những đặc điểm riêng cần lưu ý. Để biết: Tiểu đường có mấy type? Type nào là nặng nhất & Cách phân biệt, mời bạn đón đọc bài viết sau.

1. Tiểu đường có mấy type?

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh, người ta chia bệnh tiểu đường ra làm 4 type chính:

  • Tiểu đường type 1: Thiếu hụt insulin tuyệt đối do tế bào beta đảo tụy bị phá hủy.
  • Tiểu đường type 2: Cơ thể đề kháng với insulin kèm theo suy giảm chức năng tuyến tụy.
  • Tiểu đường thai kỳ: Phát hiện tiểu đường trong 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ mà trước đó không ghi nhận mắc tiểu đường type 1 và type 2.
  • Các loại tiểu đường đặc biệt: Tiểu đường sơ sinh, tiểu đường do sử dụng thuốc (glucocorticoid, thuốc điều trị HIV/AIDS), hoặc sau cấy ghép mô,…

1.1. Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 do tế bào beta đảo tụy bị phá hủy gần như hoàn toàn, không còn khả năng tiết ra insulin, với 95 % các trường hợp là do cơ chế tự miễn dịch của cơ thể.

Tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1

Khi lượng insulin trong cơ thể bị thiếu hụt, đồng thời lượng glucagon không đổi hoặc tăng cao, nếu không điều trị kịp thời cơ thể sẽ bị nhiễm toan chuyển hóa, có thể hôn mê bất cứ lúc nào. Bệnh thường xảy ra trên các bệnh nhân trẻ tuổi hoặc trẻ em, chủ yếu dùng insulin để điều trị.

1.2. Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95 % các trường hợp tiểu đường. Khả năng đáp ứng của cơ thể với insulin suy giảm, kích thích tuyến tụy tăng cường hoạt động để tiết nhiều insulin hơn, tình trạng này kéo dài dần làm cho tuyến tụy suy kiệt theo.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2

Bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 thường có thể trạng béo phì hoặc thừa cân, có vòng eo to, ngoài da có thể do yếu tố di truyền, ít vận động hoặc do môi trường sống.

1.3. Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, trên nền bệnh nhân chưa từng phát hiện mắc đái tháo đường type 1 và type 2 trước đó. Trong giai đoạn này của thai kỳ, hormone nhau thai được tiết ra nhiều, ức chế tuyến tụy sản xuất ra insulin và làm tăng đường huyết. Nếu bệnh nhân phát hiện mắc đái tháo đường trong 3 tháng đầu thai kỳ, nên dùng các tiêu chí chẩn đoán bệnh như người không mang thai.

Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ

1.4. Tiểu đường do nguyên nhân ngoại sinh

Bên cạnh các nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể, bệnh tiểu đường có thể phát sinh do một số nguyên nhân từ bên ngoài như:

  • Sử dụng một số loại thuốc và hóa chất: Corticoid, interferon alpha, hormone tuyến giáp, thiazid, thuốc chống trầm cảm,…
  • Nạp quá nhiều đường vào trong cơ thể: Ăn quá nhiều tinh bột, ăn nhiều đồ ngọt, các đồ uống có gas,…
Thường xuyên sử dụng corticoid có thể mắc bệnh tiểu đường
Thường xuyên sử dụng corticoid có thể mắc bệnh tiểu đường

2. Phân biệt các tuýp tiểu đường

Bạn có thể quan sát bảng so sánh nguyên nhân, triệu chứng, các biến chứng và cách chữa trị của các loại tiểu đường dưới đây để có cái nhìn cụ thể hơn về bệnh tiểu đường.

Tiểu đường Type 1 Tiểu đường Type 2 Đái tháo đường thai kỳ Tiểu đường do nguyên nhân ngoại sinh
Nguyên nhân Do cơ chế tự miễn dịch. Tuổi cao, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, rối loạn dung nạp glucose,… Hormone của nhau thai được tiết ra, ức chế tuyến tụy sản xuất insulin. Sử dụng thuốc.

Hấp thu quá nhiều glucose vào cơ thể.

Biểu hiện, triệu chứng – Sút cân nhanh chóng.

– Thường xuyên khát nước và cảm thấy đói.

– Đi tiểu nhiều.

– Nhìn mờ, mệt mỏi.

– Mau đói, khát và thường xuyên đi tiểu.

– Vết thương khó lành, đau, tê chân tay.

– Khát nước, tiểu nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân.

– Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, kiệt sức, vết thương khó lành.

– Nước tiểu có nhiều kiến bâu.

– Khát nước, ăn nhiều, sụt cân, đi tiểu nhiều.

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không có năng lượng.

– Nước tiểu có kiến bâu.

Biến chứng – Hạ đường huyết.

– Nhiễm ceton máu.

– Rối loạn cương dương.

– Các biến chứng ở mắt, chân.

– Tim mạch: Huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

– Thần kinh: Đau, ngứa, mất cảm giác, tê bì chân, tay, loét khó lành,…

– Suy giảm chức năng thận, nhìn mờ,…

– Tiền sản giật, sản giật, khó sinh.

– Sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối.

– Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, trẻ dị tật, suy hô hấp, dễ bị vàng da,…

– Gây biến chứng tim mạch: tăng huyết áp, tai biến, nhồi máu não,…

– Biến chứng mắt, thần kinh, nhiễm toan chuyển hóa.

Cách chữa trị Bắt buộc dùng insulin Phối hợp thay đổi lối sống với các thuốc điều trị tiểu đường (các biguanide, sulfonylurea, acarbose,…) Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều carbohydrate, không ăn thực phẩm chứa nhiều acid béo no.

Cần điều trị bằng insulin.

Thay thế các thuốc điều trị, lựa chọn các thuốc không có tác dụng tăng đường huyết. Phối hợp điều trị với thuốc hạ đường huyết khi cần thiết.

3. Tiểu đường tuýp nào nặng nhất

Dựa trên bảng phân loại 4 type tiểu đường ở phần trên, ta có thể thấy mỗi type đều có những đặc điểm riêng và điều nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, tiểu đường type 2 được đánh giá là nguy hiểm hơn cả do thường để lại các biến chứng nặng nề trên tim mạch và mạch máu lớn, đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng.

Biến chứng bệnh tiểu đường type 2
Biến chứng bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 chiếm tới 95% các trường hợp mắc tiểu đường, tuy nhiên có thể phòng ngừa được. Do vậy việc tuyên truyền, cung cấp thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh cách chữa trị và các biện pháp phòng bệnh, thay đổi lối sống là hoàn toàn cần thiết.

Khả năng điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh là gần như không thể. Để giảm nguy cơ biến chứng và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị tiểu đường đều đặn, thường xuyên và suốt đời kết hợp với một lối sống lành lành, cân đối. Nếu tuân thủ theo lộ trình điều trị, bạn có thể sống thọ tương đương với người không hề mắc bệnh này.

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn về 4 type của bệnh tiểu đường và cách phân biệt các loại tiểu đường này. Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên và tới gặp các chuyên gia y tế nếu như bạn nhận thấy mình có một số biểu hiện nghi ngờ của bệnh!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.